Giờ mở cửa
8h00 - 17h30
Địa chỉ liên hệ
Số 77, Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Tin tức  Xu hướng làm đẹp

Tiêm phòng trước khi sinh và những loại vắc xin không thể bỏ qua với bà bầu

Vắc xin là một loại chế phẩm mang tính kháng nguyên giúp nâng cao sức đề kháng con người. Trong quá trình mang thai, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì các bà bầu cũng cần phải quan tâm đến việc tiêm phòng trước sinh và những vấn đề cần lưu ý khi tiêm
Đây là yếu tố quan trọng nhằm bảo vệ cơ thể mẹ bầu và hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ cũng như sau khi chào đời.Tiêm phòng trước sinh rất quan trọng cho người mẹ và thai nhi


 

1, Vì sao phải tiêm phòng trước khi mang thai?

 

Trong thời gian thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố và nhiều yếu tố khác khiến hệ miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là những mẹ bầu vốn dĩ đã có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Đây là nguyên nhân tại sao bà bầu dễ mắc các chứng bệnh như cảm cúm, ho gà, viêm họng, viêm âm đạo, … và thời gian chữa trị lâu hơn bình thường. Ngoài ra, hệ miễn dịch yếu cũng khiến thai nhi dễ bị các bệnh lý có khả năng gây dị tật bẩm sinh như uốn ván, bạch hầu, sởi, …

 

Hơn nữa khi mang thai, bà bầu cần một lượng dinh dưỡng gấp nhiều lần so với thông thường để nuôi dưỡng cơ thể và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trên thực tế, mẹ sẽ gặp phải những tình trạng ốm nghén, bực tức, căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến việc thường xuyên bỏ bữa. Một số mẹ còn không uống được sữa bầu vì khó chịu với mùi sữa hoặc dị ứng với những thành phần trong sữa. Điều này làm cho cơ thể mẹ và thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng nguy cơ nhẹ cân và nhiễm bệnh.  

 

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh lý phổ biến ở thai nhi, bà bầu cần phải tiêm phòng vắc xin đúng lịch và đủ số lượng mũi quy định. Vắc xin có vai trò kích thích sự hình thành của các kháng thể một cách chủ động, tăng cường hệ miễn dịch cho cả thai phụ và bé.

2, Có phải phụ nữ nào trước sinh cũng tiêm thuốc giống nhau?


Trước khi sinh, bà bầu nên tiêm ngừa các loại vắc xin cần thiết như uốn ván, cúm, ho gà, bạch hầu, …. Tuy nhiên, không phải tất cả mẹ bầu đều tiêm phòng giống nhau.

Việc tiêm thuốc còn tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe của từng người để đảm bảo an toàn tối đa, không gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Trong thời gian này, mẹ bầu cần đến bệnh viện khám định kỳ, theo dõi thai nhi thường xuyên để được bác sĩ đưa ra lời khuyên hợp lý.


Tùy sức khỏe và thể trạng của người mẹ để tiêm thuốc phù hợp

3. 4 loại vắc xin không thể bỏ qua với bà bầu

Tiêm phòng vắc xin cảm cúm


Uốn ván là bệnh cấp tính gây ra bởi ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani. Loại vi khuẩn này xuất hiện ở hầu hết mọi nơi và xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua những vết thương ngoài da. Khi ngoại độc tố của Clostridium tetani phát triển trong điều kiện yếm khí, cơ thể sẽ bị nhiễm uốn ván. Bệnh dẫn tới những tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh, làm cho các cơ bắp tê liệt, hệ hô hấp ngừng hoạt đồng và có thể gây tử vong.

 

Đối với sự nhạy cảm của thai phụ và thai nhi, nguy cơ mắc uốn ván là rất cao. Điều đáng quan tâm là tỷ lệ tử vong của trẻ khi còn nằm trong bụng mẹ nếu nhiễm phải bệnh lý này lên đến 95%. Bởi vậy, mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan với việc tiêm phòng vắc xin uốn ván. Phụ nữ mang thai chưa từng tiêm ngừa vắc xin này thường sẽ tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, mũi tiếp theo sẽ tiêm sau mũi đầu ít nhất 30 ngày và trước lúc sinh ít nhất 30 ngày.

 

Tiêm phòng vắc xin cảm cúm


Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm rất phổ biến. Mẹ bầu hoàn toàn có thể bị mắc bệnh nếu tiếp xúc với hơi hắt xì, các vật dụng, đồ dùng của người bệnh. Đặc biệt, thai phụ trong 3 tháng đầu có khả năng mắc phải cảm cúm rất cao. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi như dị tật, sinh non, nhẹ cân và thậm chí là sảy thai.

 

Tiêm phòng vắc xin cảm cúm không những giúp tăng các kháng thể chống cúm cho bé lúc còn trong bụng mẹ mà còn duy trì được đến 6 tháng đầu sau khi chào đời. Bà bầu có thể tiêm ngừa cảm cúm vào bất kỳ giai đoạn nào trong thời gian mang thai, nên tiêm càng sớm càng tốt. 


Bệnh cảm cúm thông thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi

Tiêm phòng vắc xin bạch hầu – ho gà


Ho gà là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, có thể dẫn đến tử vong nếu trở nặng. Thai phụ tiêm vắc xin này sẽ có khả năng phòng bệnh cho bản thân và trẻ sơ sinh cao gấp 6,39 lần so với khi không tiêm. Bà bầu chỉ cần tiêm một mũi phòng ho gà duy nhất vào giai đoạn từ 28 đến 36 tuần của thai kỳ.

 

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B


Viêm gan B bị gây ra bởi virus HBV và lây lan qua 3 con đường chính: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai là rất cao. Đây là một bệnh lý nguy hiểm có khả năng khiến thai nhi bị dị tật khi chào đời và bị nhiễm viêm gan B ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

 

Thông thường, để phát huy hiệu quả tối đa của loại vắc xin này, mẹ nên tiêm phòng khoảng 3 tháng trước khi mang thai. Tuy nhiên, vì một vài lý do, mẹ không thể tiêm ngừa đúng quy định trước giai đoạn thai kỳ thì vẫn có thể tiêm trong thời gian mang thai. Để tiêm phòng viêm gan B, bà bầu nên tiến hành xét nghiệm gan và tham khảo ý kiến của bác sĩ về lịch tiêm phù hợp với từng cơ thể thai phụ.

 

Như vậy, việc tiêm phòng đối với mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Trong suốt thai kỳ, mẹ cần phải khám thai định kỳ thường xuyên và theo dõi lịch tiêm ngừa vắc xin để tiêm đúng quy định, đầy đủ số lượng mũi. Ngoài ra, bà bầu nhất định phải nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ nhằm đảm bảo việc tiêm phòng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và thai nhi.

Các tin khác

5 công thức tắm trắng bằng sữa tươi

5 công thức tắm trắng bằng sữa tươi

Không cần đi spa làm đẹp sau sinh cải thiện làn da, chị em vẫn có thể sở hữu làn da trắng sáng mịn màng với các công thức tắm trắng bằng sữa tươi không đường hiệu quả như đi spa dưới đây.
Xem chi tiết
Bà bầu có nên kiêng đi thăm người ốm không?

Bà bầu có nên kiêng đi thăm người ốm không?

Bà bầu không nên đi thăm người ốm. Bệnh viện thường là nơi tập trung đông người. Nơi đông người thường gieo rắc những mầm mống gây bệnh, đặc biệt là những căn bệnh về hô hấp và truyền nhiễm. Khi phụ nữ đang mang thai cơ thể rất nhạy cảm, ...
Xem chi tiết
9 Dấu hiệu nhận biết ra sữa non ở bà bầu

9 Dấu hiệu nhận biết ra sữa non ở bà bầu

Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất chính là sự xuất hiện của cặn trắng nhỏ ở hai bên ti, trông rất giống mụn. Điều này cho thấy rằng tuyến sữa của mẹ bầu hoạt động tương đối tốt và chỉ vài ngày sau, sữa non sẽ bắt đầu ...
Xem chi tiết
6 tác dụng của mặt nạ cam tươi

6 tác dụng của mặt nạ cam tươi

Trong cam có chứa rất nhiều vitamin C, canxi và chất xơ… không những bảo vệ sức khỏe mà còn là loại quả “thần dược” dưỡng da trắng đẹp, mịn màng mỗi ngày. Ngoài việc ép nước uống hoặc ăn tươi thì cam còn được “chế” thành những loại mặt nạ ...
Xem chi tiết
Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

Theo các thế hệ đi trước, bà bầu không nên đi thăm phụ nữ vừa đẻ xong, đặc biệt là những bà đẻ chưa đầy tháng. Quan niệm này bắt nguồn từ suy nghĩ khi mẹ bầu và bà đẻ gặp nhau, đứa trẻ vừa chào đời sẽ “át vía” em ...
Xem chi tiết
Quan hệ gần ngày kinh có thai không?

Quan hệ gần ngày kinh có thai không?

Tính ngày an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt khi quan hệ tình dục cũng là một cách tránh thai tự nhiên được các bạn nữ chú ý. Tuy nhiên biện pháp này sẽ hiệu quả hơn với những người có vòng kinh đều đặn. Một trong những điều mà các ...
Xem chi tiết

Thiếu máu khi mang thai – những điều bà bầu cần biết!

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu (huyết sắc tố) giảm đi. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai được cho là bị thiếu máu nếu hàm lượng Hemoglobin (Hb) có trong máu thấp hơn 11g/dl. Đây là nguyên nhân dẫn đến những tình huống nguy hiểm của mẹ ...
Xem chi tiết
Mang thai mấy tuần thì bụng to

Mang thai mấy tuần thì bụng to

Những tháng đầu tiên khi mang thai phần lớn chị em thường chưa thấy bụng. Vậy nên mang thai mấy tháng thì bụng to là vấn đề được nhiều mẹ thắc mắc và muốn tìm hiểu để sẵn sàng tâm lý khi mang thai.
Xem chi tiết
Call Zalo Messenger