Hãy để lại thông tin để được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp từ chúng tôi!
Thiếu máu khi mang thai – những điều bà bầu cần biết!
Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu (huyết sắc tố) giảm đi. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai được cho là bị thiếu máu nếu hàm lượng Hemoglobin (Hb) có trong máu thấp hơn 11g/dl. Đây là nguyên nhân dẫn đến những tình huống nguy hiểm của mẹ bầu và thai nhi, không chỉ trong thời gian thai kỳ mà còn để lại nhiều hậu quả sau này.
Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai
Bà bầu thiếu máu thường xuyên mệt mỏi, đau đầu
Một số biểu hiện cho thấy bà bầu có khả năng thiếu máu là:
Huyết áp của mẹ không ổn định, thường xuyên bị tụt.
Da trở nên nhợt nhạt, xanh xao, thiếu sức sống.
Rất hay chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, cảm thấy khó chịu và dễ bực tức.
Khi vận động nhiều sẽ bị khó thở, hơi thở gấp gáp, tim đập nhanh.
Niêm mạc ở mi mắt dưới không có màu hồng như thường mà nhạt đi.
Bà bầu nhẹ cân, ốm nghén nặng và mang đa thai thường dễ bị thiếu máu hơn so với những người khác. Tình trạng này thường ít biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, các triệu chứng chẩn đoán thiếu máu nhiều khi còn dễ nhầm lẫn với dấu hiệu khi vừa mới mang thai hoặc thai nghén. Nếu muốn xác định một cách chính xác liệu mẹ bầu có bị thiếu máu không, tốt nhất nên xét nghiệm máu để tiến hành đo lượng huyết hồng cầu trong huyết tương.
Nguyên nhân thiếu máu khi mang thai
Lý do chính khiến bà bầu bị thiếu máu là do không cung cấp đủ chất sắt. Tính tổng thể lượng sắt mà mẹ bầu cần cho sự phát triển của thai nhi là khoảng 1000mg, tức là gấp 1,5 lần so với thông thường. Đặc biệt, ở những tháng cuối, bà bầu phải dự trữ hàm lượng chất sắt tương đối lớn, đạt mức 6,3mg/ ngày. Do vậy, thiếu máu là tình trạng phổ biến ở hầu hết các bà bầu, ngay cả khi xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu sắt ở bà bầu:
Thai nhi ngày càng phát triển và lớn lên. Sự tăng trưởng này dẫn đến hàm lượng huyết sắc tố giảm nhanh chóng.
Mất máu do những vấn đề dọa sảy thai hoặc chấn động mạnh làm cho mẹ bầu bị xuất huyết trước khi sinh.
Sử dụng chất kích thích khiến sắt bị đào thải ra ngoài.
Sức khỏe của bà bầu yếu, không thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm một cách hiệu quả, trong đó có chất sắt.
Các bệnh lý liên quan đến máu, hệ tim mạch cũng có thể gây ra thiếu máu ở bà bầu.
Tương tự như sắt, thiếu acid folic hoặc vitamin B12 cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở bà bầu . Acid folic là một loại vitamin rất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào, trong đó có hồng cầu. Trong khi đó, Vitamin B12 tham gia vào quá trình chuyển hóa acid folic, tổng hợp ADN, giữ vai trò quan trọng với việc tạo hồng cầu.
Thiếu máu gây nên những ảnh hưởng gì?
Ảnh hưởng đến mẹ
Thiếu máu gây ra nhiều tác động nguy hiểm đối với cơ thể mẹ bầu, cụ thể:
Có khả năng cao sẽ vỡ nước ối sớm, sinh non.
Không đủ sức khỏe để sinh con, từ đó dẫn đến những biến chứng trong và sau khi sinh như chảy máu tử cung, nhiễm trùng, băng huyết, suy tim, …
Dễ bị nhau tiền sản, nhau bong non.
Nguy cơ bị cao huyết áp.
Bà bầu bị thiếu máu thể nặng dễ bị băng huyết và sinh non
Ảnh hưởng đến bé
Thiếu máu khi mang thai không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn gây ra những hệ lụy không nhỏ đối với thai nhi. Một vài ảnh hưởng có thể kể đến như:
Bé chào đời sớm, do đó gặp phải tình trạng nhẹ cân, hệ miễn dịch yếu nên rất dễ nhiễm bệnh.
Dễ bị chứng thiếu máu bẩm sinh giống mẹ, da vàng.
Ảnh hưởng tới quá trình phát triển cả thể chất và trí não của trẻ sau này.
Có nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Làm thế nào khi mẹ bầu bị thiếu máu
Trong tam cá nguyệt thứ nhất và khi thai nhi được 20 tuần tuổi, mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm máu nếu phát hiện một số dấu hiệu nêu ra ở phần 2 để biết liệu mình có bị thiếu máu không? Khi đó, bác sĩ tư vấn sẽ kê đơn bao gồm các loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu. Liều lượng dược phẩm phụ thuộc vào mức độ thiếu máu và thể trạng của người mẹ. Để hạn chế tác dụng phụ và những tình huống không mong muốn, bà bầu nhất định phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về thời gian cũng như liều lượng.
Khi uống thực phẩm chức năng bổ sung sắt, mẹ bầu có thể uống bằng nước cam vì vitamin C hỗ trợ hấp thụ sắt rất tốt. Ngược lại, tuyệt đối không uống bằng sữa, canxi trong sữa cản trở sẽ cản trở quá trình hấp thụ chất sắt.
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bổ sung sắt qua những thực phẩm ăn uống hàng ngày. Có 2 loại sắt cần phải bổ sung là heme iron và non-heme iron. Trong đó, loại thứ nhất có nhiều trong thịt, đặc biệt là thịt đỏ, loại thứ 2 sẽ được tìm thấy ở bông cải xanh, đậu, …
Ngoại trừ sắt, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm cung cấp acid folic và vitamin B12 như trứng, ngao, cá hồi, đậu nành, … Trường hợp bị chẩn đoán thiếu acid folic, vitamin B12 nặng, bà bầu có thể dùng thực phẩm chức năng dưới sự chỉ định của bác sĩ.
10 thực phẩm giúp giảm hiện tượng thiếu máu ở bà bầu
Cần bổ sung thực phẩm có lợi về máu trong quá trình mang thai
Nhằm hạn chế tình trạng thiếu máu khi mang thai, mẹ bầu hãy nhờ bổ sung 10 thực phẩm “vàng” dưới đây:
Chuối.
Bông cải xanh.
Các loại hạt, đặc biệt là óc chó, hạnh nhân, mắc ca…
Cải bó xôi.
Bí đỏ.
Thịt gà.
Thịt bò.
Cá hồi.
Gan động vật.
Lòng đỏ trứng gà.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng thiếu máu ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Thiếu máu dẫn không chỉ dẫn đến những hậu quả nhất thời mà còn để lại nhiều ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của trẻ về sau. Do vậy, ngay khi chẩn đoán bị thiếu máu, bà bầu nên xây dựng chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ sắt, vitamin B12, acid folic, đồng thời sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ.
Không cần đi spa làm đẹp sau sinh cải thiện làn da, chị em vẫn có thể sở hữu làn da trắng sáng mịn màng với các công thức tắm trắng bằng sữa tươi không đường hiệu quả như đi spa dưới đây.
Bà bầu không nên đi thăm người ốm. Bệnh viện thường là nơi tập trung đông người. Nơi đông người thường gieo rắc những mầm mống gây bệnh, đặc biệt là những căn bệnh về hô hấp và truyền nhiễm. Khi phụ nữ đang mang thai cơ thể rất nhạy cảm, ...
Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất chính là sự xuất hiện của cặn trắng nhỏ ở hai bên ti, trông rất giống mụn. Điều này cho thấy rằng tuyến sữa của mẹ bầu hoạt động tương đối tốt và chỉ vài ngày sau, sữa non sẽ bắt đầu ...
Trong cam có chứa rất nhiều vitamin C, canxi và chất xơ… không những bảo vệ sức khỏe mà còn là loại quả “thần dược” dưỡng da trắng đẹp, mịn màng mỗi ngày. Ngoài việc ép nước uống hoặc ăn tươi thì cam còn được “chế” thành những loại mặt nạ ...
Theo các thế hệ đi trước, bà bầu không nên đi thăm phụ nữ vừa đẻ xong, đặc biệt là những bà đẻ chưa đầy tháng. Quan niệm này bắt nguồn từ suy nghĩ khi mẹ bầu và bà đẻ gặp nhau, đứa trẻ vừa chào đời sẽ “át vía” em ...
Tính ngày an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt khi quan hệ tình dục cũng là một cách tránh thai tự nhiên được các bạn nữ chú ý. Tuy nhiên biện pháp này sẽ hiệu quả hơn với những người có vòng kinh đều đặn. Một trong những điều mà các ...
Những tháng đầu tiên khi mang thai phần lớn chị em thường chưa thấy bụng. Vậy nên mang thai mấy tháng thì bụng to là vấn đề được nhiều mẹ thắc mắc và muốn tìm hiểu để sẵn sàng tâm lý khi mang thai.
Quan hệ tình dục là điều không thể thiếu trong đời sống vợ chồng ngay cả trong lúc mang thai. Vậy lúc quan hệ có nên xuất vào trong hay không và nên chú ý điều gì để không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.