Có thể massage chân cho bà bầu trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi trọng lượng cơ thể bà bầu tăng lên không ngừng và sức ép lên đôi chân càng lớn.
Bà bầu thường bị đau nhức mỏi chân (Ảnh minh họa)
Đôi chân là bộ phận mệt mỏi nhất khi phải gánh sức nặng của toàn bộ cơ thể và nhất là khi mang bầu, sức ép đè lên đôi chân bà bầu lại càng lớn, khiến bàn chân mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức mỏi, dễ bị chuột rút, sưng phù nề, hay bị tê lạnh, khó ngủ,… Những lúc như vậy họ chỉ nghĩ đến chăm sóc thai nhi và một số bộ phận khác mà quên đi đôi bàn chân. Nhưng lại không biết rằng đôi bàn chân cũng cần được chăm sóc và nâng niu hơn bao giờ hết.
Những lúc như vậy, mẹ bầu nên nhờ chồng massage chân thường xuyên cho mình. Massage chân giúp cơ thể mẹ bầu thư giãn và nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC MASSAGE CHÂN CHO BÀ BẦU
Hãy cùng điểm qua những lợi ích mà massage mang lại cho sức khỏe và đôi chân bà bầu dưới đây để xác định xem bà bầu massage chân có nên hay không nhé!
Cân bằng nội tiết tố, thư giãn, giảm căng thẳng, stress: Massage chân rất thích hợp trong 3 tháng đầu mang thai vì nó giúp cân bằng hormone trong cơ thể mẹ. Sự cân bằng nội tiết tố qua massage chân sẽ giúp mẹ nhẹ nhõm và thư thái hơn, ngăn chặn, giải tỏa các chứng muộn phiền, lo lắng và trầm cảm
Giảm đau nhức:Massage chân giúp mẹ bầu giảm đau bàn chân và bắp chân. Khi mang bầu, trọng lượng của bụng bầu tăng lên sẽ gây áp lực cho bàn chân. Chính vì lẽ đó mà nhờ massage chân, mẹ bầu sẽ thấy bàn chân mình trở nên dễ chịu và giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức mỏi cơ, khớp.
Giảm thiểu tình trạng chuột rút bắp và bàn chân
Giúp làm dịu chứng đau ở hệ thần kinh vùng xương chậu và tình trạng căng cơ hông.
Các chứng viêm sưng có thể được giảm nhẹ do các mô mềm được kích thích và các chất lỏng ở khu vực viêm bị tiêu trừ.
cải thiện giấc ngủ cho các thai phụ. Việc duy trì giấc ngủ đạt chất lượng có thể rất khó khăn đối với chị em trong suốt thai kỳ, vì thế việc cải thiện giấc ngủ bằng phương pháp massage là rất quan trọng.
Lưu thông khí huyết, giảm phù nề: Quan trọng nhất của massage chân cho bà bầu là xoa bóp kỹ các khớp cổ chân, các ngón chân và gan bàn chân. Việc này giúp máu lưu thông dễ hơn, giảm cảm giác phù nề do máu bị dồn xuống phần chân do quá trình mang thai mang lại.
Massage chân cho bà bầu giúp máu huyết lưu thông, các cơ buông lỏng, cung cấp oxy, giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn, ăn ngủ dễ dàng và dưỡng chất nhiều hơn cho từng tế bào của mẹ và thai nhi.
Lưu ý an toàn khi bà bầu massage chân
Làm sạch đôi chân trước khi massage. Những dụng cụ như bàn chải mềm để chải sạch móng chân, đá bọt hay xơ mướp làm mềm da chân, loại bỏ những tế bào chết, những vết chai sần, xà bông dưỡng ẩm vừa làm sạch từng kẽ chân, vừa mang lại cảm giác mềm mại. Hoặc các mẹ có thể tận dụng nguyên liệu đường + 2-3 thìa mật ong+ vài giọt chanh (hoặc sử dụng muối biển với chút nước ấm) chà xát nhẹ nhàng ít phút. rồi rửa sạch với nước ấm.
Có thể massage chân với các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe và làn da như: jojoba, oải hương, dầu dừa, dầu oliu, hạnh nhân,vv…
Mẹ bầu có thể tự massage chân hoặc nhờ chồng làm cho việc này. Các kỹ thuật massage chân khá đơn giản, không cần cầu kỳ nhưng mẹ bầu cần tránh những kích thích vào mắt cá chân. Trong châm cứu, mắt cá chân có thể được coi là một điểm bấm huyệt cần phải thận trọng.
Nếu xoa bóp hoặc kích thích không đúng vào mắt cá chân thì có thể gây các cơn co thắt, sinh non. Massage chân cho bà bầu chỉ thích hợp từ sau tháng thứ 3 của thai kỳ khi cơ địa đã thích nghi & ổn định.
Để hoàn toàn an tâm về kĩ thuật massage chân cũng như các bộ phận khác trên cơ thể các bạn có thể tới các trung tâm chăm sóc sắc đẹp SPA CHĂM SÓC BẦU, SPA LÀM ĐẸP BÀ BẦU có những chuyên viên kĩ thuật có chuyên môn cao về dịch vụ massage bà bầu.
Nội dung liên quan:
Những câu hỏi thường gặp về massage cho bà bầu
Có nên massage bụng cho bà bầu?
5 loại tinh dầu massage cho bà bầu thường dùng trong spa
Hướng dẫn cách masage chân cho bà bầu:
Bước 1: Massage lòng bàn chân : Duỗi thẳng chân ở trạng thái thoải mái, thả lỏng nhất có thể. Sau đó, dùng cả 2 tay giữ lòng bàn chân, ấn 2 đầu ngón tay cái thật chậm dọc theo gan bàn chân để kích thích các huyệt đạo làm việc tích cực.
Bước 2: Massage ngón chân: Dùng tay cái chà xát nhẹ vào mặt trong của ngón chân, xoa vuốt nhẹ nhàng mỗi ngón trong khoảng 30 giây rồi cầm từng ngón chân xoay theo chuyển động vòng tròn. Làm lần lượt cho hết 10 đầu ngón chân.
Bước 3: Massage gót chân và mắt cá: Ôm bàn chân bằng cả 2 tay, massage theo hình vòng tròn xoắc ốc cho gót chân, sau đó ấn nhẹ vào các vùng thịt đệm. Xoay tròn tương tự xung quanh mắt cá chân và ấn nhẹ theo các đường dọc từ mắt cá đến ngón chân.
Tất cả thao tác massage này nên thực hiện lặp lại trong khoảng 3 - 5 phút. Như vậy, để đảm bảo sức khỏe đôi chân cũng như cơ thể bà bầu, bạn nên nhờ người dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe khi mang bầu nhé!
Trước khi massage chân, hãy làm sạch đôi chân bằng xà bông, dùng bàn chải (xơ mướp) hoặc dùng muối chà xát nhẹ nhàng ít phút giúp da chân mịn màng hơn.
MỘT SỐ CHÚ Ý CHĂM SÓC ĐÔI BÀN CHÂN BÀ BẦU KHÁC
Chọn giày dép rộng hơn 1-2 cỡ, bởi giày dép quá chật chính là nguyên nhân phát sinh của chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân… Và cũng không nên đi giày cao gót bởi chúng khiến cơ thể không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi theo khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới, thậm chí nếu chẳng may bà bầu bị trẹo chân ngã thì sẽ mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi. Tốt nhất là nên mua giày dép phù hợp với kích thước chân và có độ cao khoảng 1-3cm khi chăm sóc bà bầu.
Những khi có điều kiện như ngồi trong phòng làm việc hay ở nhà thì nên để chân được thư giãn bằng cách cởi giày, dép ra mà thay bằng dép mềm đi trong nhà.
Tránh ngồi, hoặc đứng ở một tư thế quá lâu hay bị gấp chân khiến máu huyết không được lưu thông. Khi ngồi lâu, nên duỗi chân để làm cho chân dẻo dai hơn, giúp ích cho sự hoạt độngcủa chân.
Khi ngủ nên để chân cao hơn một chút khi ngủ bằng 1 chiếc gối mềm.
Đôi chân sẽ thường xuyên bị mỏi và đau hơn khi về gần cuối thai kỳ, nên chăm sóc đôi bàn chân bà bầu bằng cách ngâm chân vào nước ấm hay massage chân để giảm bớt những cơn đau.
Giữ ấm cho đôi bàn chân nhất là vào những ngày đông giá lạnh.
Ngâm chân trong nước ấm (hoặc nước ấm pha muối loãng) có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, thông kinh, hoạt lạc, ôn hòa phủ tạng, kích thích các đầu mút thần kinh.
Tập thể dục đều đặn cho đôi chân cũng là một phương pháp giúp đôi chân thư giãn và hồi phục. Bà bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng hay xoay bàn chân để giúp máu huyết lưu thông, ngăn ngừa các mạch máu bị giãn, làm cơ chân mạnh khỏe và đồng thời giảm tối đa những cơn đau. Các bác sỹ khuyên rằng những bà mẹ tương lai nên thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để dễ dàng hơn cho quá trình vượt cạn cũng là vì yếu tố khoa học này. Sự vận động nhẹ nhàng sẽ vừ tốt cho thai nhi vừa tốt cho các bà mẹ.
Biện pháp xoay bàn chân cũng là một phương pháp hay để chăm sóc đôi bàn chân bà bầu và rất dễ dàng thực hiện ở bất cứ đâu: trên sàn, trên ghế hay trên giường mỗi khi bạn thấy đau hay mỏi chân. Trước tiên là ngồi xếp bằng chân trái, lưng thẳng, cánh tay trái ôm chặt đầu gối phải và tay phải nhấc bàn chân phải lên khỏi mặt đất. Xoay quanh cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chữ O trong không khí, sau đó đổi chân. Tập đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần trong 10 phút chắc chắn cảm giác đau mỏi sẽ ít hơn.