Giờ mở cửa
8h00 - 17h30
Địa chỉ liên hệ
Số 77, Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Tin tức  Xu hướng làm đẹp

25 loại thức ăn kiêng khi mang thai dành cho bà bầu

Dinh dưỡng là phần cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm tuyệt đối nên kiêng ăn khi mang thai, nhất là 3 tháng đầu3 tháng cuối thai kỳ là 2 giai đoạn quan trọng.

Dưới đây là tổng hợp 25 loại thức ăn kiêng khi mang thai dành cho bà bầu điển hình.

1. Nước ép hoa quả tươi mua sẵn: Kiêng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Vì nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonellaecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.

2. Salad: Kiêng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống như trong món salad caesar, xốt Besarnaise, mayonnaise cũng không được khuyến khích… Phụ nữ mang thai nên lựa chọn các loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng tiệt trùng.

3. Các loại cá chứa thủy ngân: Kiêng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.

[caption id="attachment_702" align="aligncenter" width="600"]Bà bầu kiêng ăn hải sản có chứa thủy ngân Bà bầu không ăn gỏi sống, đồ sống, sushi, và các loại cá, hải sản chứa thủy ngân (Ảnh minh họa)[/caption]

4. Bánh có trứng sống: Kiêng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chí. Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng – trứng đánh bông mà không qua nướng chín.

5. Thịt nguội và xúc xích: Không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ

Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.

6. Hải sản hun khói: Không ăn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ qua các món hải sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi ăn.

7. Thịt gia cầm sống: Không ăn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp xúc với thịt gia cầm sống, nó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.

8. Gừng héo: Không ăn trong 3 tháng đầu mang thai

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

9. Động vật có vỏ sống: Kiêng 9 tháng thai kỳ

Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.

[caption id="attachment_703" align="aligncenter" width="600"]Bà bầu cần kiêng ăn động vật có vỏ sống Các món hải sản khoái khẩu cần được nấu chín trước khi sử dụng (Ảnh minh họa)[/caption]

10. Thịt chưa nấu chín: Kiêng 9 tháng thai kỳ

Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như bít tết, phi lê, nhưng khi mang thai , trong suốt thai kỳ tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.

11. Phô mai tươi và phô mai mềm: Kiêng 9 tháng thai kỳ

Bà bầu không được ăn phô mai tươi và phô mai loại mềm trong suốt thai kỳ. Ăn phô mai mềm có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

12. Đồ buffet: Không nên ăn trong suốt thai kỳ

Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.

13. Củ dền: Hạn chế sử dụng trong cả thai kỳ

Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người. Củ dền có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy gây thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em dễ gây ngộ độc… Vì vậy cũng cần hạn chế sử dụng củ dền ở phụ nữ mang thai.

14. Rau mầm: Tuyệt đối không ăn trong suốt thai kỳ

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.

15. Pate: Không ăn trong suốt thai kỳ

Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.

16. Sữa chưa được tiệt trùng: Không sử dụng trong suốt thai kỳ

Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.

17. Dưa cà muối: Không ăn trong suốt thai kỳ

Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

18. Rau củ quả chưa rửa

Mang thai không có nghĩa là không có thời gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước khi dùng. Bạn phải chắc chắn rửa chúng kỹ dưới vòi nước chảy. Một số ký sinh trùng như toxoplasma có thể sống ký sinh trên trái cây, rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở đó.

19. Caffein: Sử dụng hạn chế

Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa.

20. Đồ uống có cồn: Dẫn đến dị tật bẩm sinh cho thai nhi

Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng…

21. Giá đỗ không có rễ: Tuyệt đối không trong suốt thai kỳ

Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

22. Măng tươi: Tuyệt đối không trong suốt thai kỳ

Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.

Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng tươi.

23. Bà bầu không được ăn Sushi trong suốt thai kỳ

Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.

24. Sắn (khoai mì): Hạn chế

Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) đặc biệt là khoai mì cao sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ. Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước ít nhất 1 giờ, trong khi luộc không được đậy nắp nồi để các độc tố bay hơi bớt. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn.

25. Khi mang thai, không nên để thức ăn vào túi – hộp xốp

Thức ăn lưu lại trong túi lâu sẽ khiến vi khuẩn nhân lên rất nhiều. Nếu mua thức ăn về nhà mà đặt trong túi bạn nên để vào tủ lạnh trước khi dùng khoảng 2 giờ.

Các tin khác

5 công thức tắm trắng bằng sữa tươi

5 công thức tắm trắng bằng sữa tươi

Không cần đi spa làm đẹp sau sinh cải thiện làn da, chị em vẫn có thể sở hữu làn da trắng sáng mịn màng với các công thức tắm trắng bằng sữa tươi không đường hiệu quả như đi spa dưới đây.
Xem chi tiết
Bà bầu có nên kiêng đi thăm người ốm không?

Bà bầu có nên kiêng đi thăm người ốm không?

Bà bầu không nên đi thăm người ốm. Bệnh viện thường là nơi tập trung đông người. Nơi đông người thường gieo rắc những mầm mống gây bệnh, đặc biệt là những căn bệnh về hô hấp và truyền nhiễm. Khi phụ nữ đang mang thai cơ thể rất nhạy cảm, ...
Xem chi tiết
9 Dấu hiệu nhận biết ra sữa non ở bà bầu

9 Dấu hiệu nhận biết ra sữa non ở bà bầu

Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất chính là sự xuất hiện của cặn trắng nhỏ ở hai bên ti, trông rất giống mụn. Điều này cho thấy rằng tuyến sữa của mẹ bầu hoạt động tương đối tốt và chỉ vài ngày sau, sữa non sẽ bắt đầu ...
Xem chi tiết
6 tác dụng của mặt nạ cam tươi

6 tác dụng của mặt nạ cam tươi

Trong cam có chứa rất nhiều vitamin C, canxi và chất xơ… không những bảo vệ sức khỏe mà còn là loại quả “thần dược” dưỡng da trắng đẹp, mịn màng mỗi ngày. Ngoài việc ép nước uống hoặc ăn tươi thì cam còn được “chế” thành những loại mặt nạ ...
Xem chi tiết
Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

Theo các thế hệ đi trước, bà bầu không nên đi thăm phụ nữ vừa đẻ xong, đặc biệt là những bà đẻ chưa đầy tháng. Quan niệm này bắt nguồn từ suy nghĩ khi mẹ bầu và bà đẻ gặp nhau, đứa trẻ vừa chào đời sẽ “át vía” em ...
Xem chi tiết
Quan hệ gần ngày kinh có thai không?

Quan hệ gần ngày kinh có thai không?

Tính ngày an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt khi quan hệ tình dục cũng là một cách tránh thai tự nhiên được các bạn nữ chú ý. Tuy nhiên biện pháp này sẽ hiệu quả hơn với những người có vòng kinh đều đặn. Một trong những điều mà các ...
Xem chi tiết

Thiếu máu khi mang thai – những điều bà bầu cần biết!

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu (huyết sắc tố) giảm đi. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai được cho là bị thiếu máu nếu hàm lượng Hemoglobin (Hb) có trong máu thấp hơn 11g/dl. Đây là nguyên nhân dẫn đến những tình huống nguy hiểm của mẹ ...
Xem chi tiết
Mang thai mấy tuần thì bụng to

Mang thai mấy tuần thì bụng to

Những tháng đầu tiên khi mang thai phần lớn chị em thường chưa thấy bụng. Vậy nên mang thai mấy tháng thì bụng to là vấn đề được nhiều mẹ thắc mắc và muốn tìm hiểu để sẵn sàng tâm lý khi mang thai.
Xem chi tiết
Call Zalo Messenger