Khi mang thai, tử cung của sản phụ tăng dần kích thước để bao bọc và phù hợp với giai đoạn phát triển của em bé. Sau khi em bé chào đời, tử cung sẽ co hồi trở về kích thước ban đầu. Những cơn co tử cung xuất hiện ngay sau thời điểm em bé sinh ra. Các cơn co này có thể nhẹ hoặc mạnh tùy mỗi người. Những cơn co tử cung giúp đẩy các mô và máu thừa trong tử cung và đường sinh dục sau cơn vượt cạn của sản phụ. Do đó, sẽ gây cảm giác đau đớn cho sản phụ sau sinh thường.
1,Tại sao phụ nữ lại bị đau dạ con sau sinh thường?
Trả lời:
Khi mang thai, tử cung của sản phụ tăng dần kích thước để bao bọc và phù hợp với giai đoạn phát triển của em bé.
Sau khi em bé chào đời, tử cung sẽ co hồi trở về kích thước ban đầu.
Những cơn co tử cung xuất hiện ngay sau thời điểm em bé sinh ra.
Các cơn co này có thể nhẹ hoặc mạnh tùy mỗi người. Những cơn co tử cung giúp đẩy các mô và máu thừa trong tử cung và đường sinh dục sau cơn vượt cạn của sản phụ.
Do đó, sẽ gây cảm giác đau đớn cho sản phụ sau sinh thường.
Biểu hiện của những cơn đau dạ con
2. Dấu hiệu của phụ nữ bị đau dạ con sau sinh là gì?
Trả lời:
Dấu hiệu của đau dạ con sau sinh là cảm giác đau đớn kịch liệt do quá trình phục hồi để thu hẹp tử cung về kích thước và vị trí ban đầu, thường xảy ra ở mức độ nhẹ, và trong quá trình đang cho con bú do hormone oxytocin kích thích co hồi tử cung nên dẫn đến các cơn co thắt rõ nét hơn.
Nhưng khi những cơn co thắt nếu trở nên thường xuyên và nặng hơn có thể làm bạn mất máu.
Ngoài ra sau khi sinh, nếu trong tử cung còn sót lại nhau thai sẽ diễn ra đồng thời các cơn co thắt tử cung và tiết ra nhau thai còn sót lại.
3. Đau dạ con sau sinh bao lâu thì hết?
Trả lời:
Những cơn đau bụng trầm trọng nhất vào 2 ngày đầu sau sinh.
Sang đến ngày thứ 3, cơn đau sẽ giảm dần. Nghĩa là 2 ngày đầu sau sinh là thời điểm tử cung co hồi nhanh và mạnh mẽ nhất, khiến mẹ đau đến mức gần như không chịu được.
Nếu lần đầu làm mẹ, tử cung của bạn có độ đàn hồi tốt hơn nên sẽ bớt đau hơn so với những người đã từng sinh con trước đó.
Sản dịch sẽ hết từ 2-6 tuần sau sinh. Vài ngày đầu sau sinh, sản dịch sẽ ra rất nhiều, có màu đỏ sẫm hoặc đỏ đen.
Âm đạo có thể tiết ra những cục máu đông to.
Tuy nhiên nếu không có mùi hôi thì mẹ không phải lo lắng.
Sản dịch sẽ ra ít hơn vài tuần sau đó. Màu sắc sản dịch từ màu đỏ sẫm sẽ chuyển sang hồng nhạt, cuối cùng là vàng nhạt hoặc trắng đục và loãng hơn rất nhiều.
Sản dịch bình thường rất nặng mùi, nhưng không có mùi hôi. Nếu sản dịch có mùi hôi, mẹ phải đi khám ngay lập tức.
4. Điều trị đau dạ con sau sinh tại nhà như thế nào?
Trả lời:
Để điều trị đau dạ con sau sinh thường, sản phụ cần biết kết hợp cả việc ăn uống thực phẩm có tác dụng giảm đau và tập luyện một số thói quen dưới đây:
Bổ sung thực phẩm
Ăn gà xào nghệ: Nghệ có công dụng kháng viêm, giúp tăng cường miễn dịch và giảm đau cho sản phụ sau sinh cực hiệu quả.
Nghệ tươi thái sợi đem xào với thịt gà ăn mỗi ngày, sản phụ sẽ cảm thấy cơn đau dạ con giảm hẳn.
Ăn nhiều cam hoặc uống nhiều nước cam sẽ giúp sản phụ giảm đau nhanh nhờ rất giàu hàm lượng Kali
Luyện tập và tạo thói quen hàng ngày
Mẹ nên đi tiểu thường xuyên dù không buồn tiểu. Bàng quang chứa nhiều nước tiểu sẽ gây khó khăn cho tử cung trong quá trình co lại.
Có thể nằm sấp và đặt một chiếc gối dưới bụng để giảm cơn đau (trường hợp bạn đẻ thường, đẻ mổ không áp dụng cách này).
Cách đơn giản nhất để cơn đau dạ con bớt hành hạ là mẹ có thể tự mát-xa hoặc nhờ chồng giúp đỡ. Khi sinh xong, một khối cưng cứng ở vùng bụng dưới mẹ hoàn toàn có thể sờ thấy – đó chính là tử cung đang co bóp để trở về trạng thái ban đầu.
Hãy dùng tay xoa xoay quanh vùng bụng cứng đó theo chiều kim đồng hồ để giảm đau cho mẹ và xoa cho đến khi thấy mềm hẳn và cơn đau sẽ hết.
Cho con bú, cơ thể mẹ sẽ giải phóng hormone oxytocin khiến tử cung co hồi nhanh hơn và giảm nguy cơ mất máu.
Ngồi thiền sau khi sinh cũng giúp tử cung co lại nhanh hơn và giảm các cơn đau bụng.
5. Cần lưu ý gì khi điều trị đau dạ con sau sinh?
Trả lời:
Khi bị đau dạ con sau sinh, sản phụ không nên tự ý dùng thuốc giảm đau bừa bãi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn chất lượng sữa cho con bú.
Không được tùy tiện chườm nóng ngay sau sinh vì tử cung sẽ co lại để cầm máu, nếu sản phụ chườm nóng quá sớm sẽ khiến tử cung không co lại được và gây ra tình trạng băng huyết sau sinh rất nguy hiểm.
Sản phụ cũng không nên nằm một chỗ quá lâu.
Thay vào đó, nên dành thời gian vận động và tập những bài thể dục nhẹ nhàng để sản dịch nhanh chóng được tống ra ngoài và tử cung mau co lại hơn.
Đau dạ con sau sinh thường không còn đáng sợ nếu sản phụ hiểu được nguyên nhân và biện pháp điều trị.
Với những chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp sản phụ nhanh chóng cải thiện được tình trạng khó khăn trong thời kỳ hậu sản.
Khi thấy có biểu hiện bất thường về sức khỏe đều phải thông qua bác sĩ để nhận được sự hướng dẫn phù hợp.